Brainstorming là phương pháp được dùng để khai thác và tạo ra nhiều sáng kiến hay giải pháp cho một vấn đề. Đó chính là lý do ai trong chúng ta cũng cần đến nó để có nhiều sáng kiến và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
1. Brainstorming là gì?
Brainstorming hay còn gọi là động não, là một kỹ thuật tư duy sáng tạo để nảy ra những ý tưởng mới và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể.
Mọi người đều được khuyến khích đưa ra các suy nghĩ, quan điểm tự do mà không có sự phán xét, thúc đẩy sự cởi mở, đổi mới. Phương pháp này thường được sử dụng khi làm việc nhóm, cũng có thể được thực hiện riêng lẻ cho mỗi các nhân.
2. Tại sao nên sử dụng brainstorming?
Những lợi ích mà brainstorming mang lại:
2.1. Thúc đẩy sự sáng tạo.
Bằng cách tập hợp những ý kiến và quan điểm khác nhau, brainstorming tạo ra nhiều ý tưởng đa dạng. Điều này đặc biệt hữu ích với những vấn đề phức tạp và không có giải pháp rõ ràng. Giúp chúng ta có thể so sánh các ý tưởng, giải pháp với nhau và đưa ra kết quả phù hợp nhất.
2.2. Khuyến khích sự hợp tác.
Khi một nhóm sử dụng phương pháp này, nó giúp mỗi thành viên cảm thấy mình là một phần của nhóm vì nó cho mỗi thành viên cảm nhận được những ý tưởng và những ý kiến đóng góp của mình được tôn trọng và đánh giá cao, xây dựng được mối quan hệ nhóm bền chặt hơn.
Mỗi người cũng có thể xây dựng thêm dựa trên ý tưởng của người khác để có những giải pháp và ý tưởng sáng tạo hơn nữa.
2.3. Mọi ý tưởng đều được chấp nhận
Vì là phương pháp thường sử dụng khi làm việc nhóm nên những ý kiến được đưa ra không sai, chúng chỉ là những ý tưởng để sau cùng chọn ra được một ý tưởng phù hợp nhất. Nên ai cũng có thể đưa ra ý kiến mà không sợ thất bại hay bị chế giễu.
2.4. Tạo ra sự đồng thuận cho giải pháp cuối cùng
khi mọi người cảm thấy mình là một phần trong quá trình ra quyết định, họ sẽ có khả năng ủng hộ giải pháp cuối cùng hơn. Điều này có thể đặc biệt quan trọng trong những tình huống có sự cản trở hoặc thay đổi.
Các bước brainstorming hiệu quả:
+ Bước 1: Xác định vấn đề cần được brainstorm.
+ Bước 2: Xác định các quy định trong cuộc brainstorming.
+ Bước 3: Chia sẻ và ghi chép lại các ý kiến.
+ Bước 4: Sàng lọc các ý tưởng.
+ Bước 5: Đánh giá, xây dựng và rút ra kết luận.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét